Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

SỐ PHẬN CON NGƯỜI GIỮA BÃO TÁP CHIẾN TRANH

Bão táp chiến tranh đi tới đâu là để lại nơi ấy những nỗi đau, nỗi ám ảnh đến khôn cùng. Cuộc đời trước và sau chiến tranh của Xô-cô-lốp, một người lính Hồng quân tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đã bị cắt lìa thành hai mảnh mãi mãi. Bao người lính đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, nhưng những người may mắn trở về có thể bắt đầu lại khi những gì còn lại chỉ là nỗi đau mất mát, những vết thương, những ám ảnh dội về trong những giấc mơ...?
Bộ phim "Số phận con người" chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sô-lô-khốp sẽ cho bạn biết câu trả lời và còn hơn thế nữa...
Xô-cô-lốp và bé Vania - hai nhân vật chính trong phim
Chiến tranh là mất mát, đau thương nhưng có nghị lực, có niềm tin và tình yêu thương thì mọi nỗi đau đều có thể được xoa dịu. Hi vọng sẽ nảy mầm từ chính miền đất chết. Trong cuộc sống cũng vậy, hãy luôn tin rằng bên cạnh một sa mạc vẫn còn có một ốc đảo....




TÁI HIỆN NƯỚC NGA TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Chiến thắng phát xít Đức, nước Nga bước ra khỏi cuộc chiến anh hùng ấy với tư cách là những người chiến thắng. Nhưng cùng với niềm vui ấy cũng là những mất mát đau thương lớn nhất. 25 triệu người con Xô viết đã hi sinh. Chỉ có khoảng 3% số binh sĩ từ mặt trận trở về. Bao nước mắt và máu đã đổ để giành được ngày chiến thắng...
Hãy cùng theo dõi video clip tái hiện nước Nga trong chiến tranh thế giới thứ hai để cảm nhận sâu sắc về những nỗi đau...




NGƯỜI LÀM NÊN DÁNG HÌNH ĐẤT NƯỚC

“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ.
Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im…”


Đất nước tôi, đất nước hình chữ S nằm bên bờ biển Đông rì rào sóng vỗ, đất nước anh hùng , kiên dũng đi qua hai cuộc chiến tranh đau thương và mất mát. Dáng hình đất nước được tạc nên bằng máu, bằng xương, bằng nước mắt, bằng nỗi đau của triệu triệu bà mẹ Việt Nam, những người mẹ cái tên đáng để viết hoa.
Người ta gọi MẸ là huyền thoại.Vâng, các MẸ đã viết nên huyền thoại cho đất nước này.MẸ thầm lặng hiến dâng từng khúc ruột thân thương của mình để giành lấy nền đôc lập tự do. Sinh con ra, tiễn con lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lòng MẸ quặn thắt nhưng đầy tự hào, để rồi khi nhận tờ giấy báo tử, MẸ âm thầm nén nỗi đau vào lòng, lại tiếp tục công việc “ đào hầm dưới gầm đại bác”,  “ ngăn từng bước quân thù”. Hi sinh tất cả cho đất nước nhưng các MẸ không hề đòi hỏi gì cho riêng mình, mong ước lớn lao nhất của MẸ là tìm được phần mộ của con về an tán nơi quê cha đất tổ, sum vầy cùng gia đình. Ước nguyện của những con người vĩ đại ấy chỉ bình dị đến vậy thôi!



Các con không về...mình mẹ lặng yên...

Đến với bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thành phố HCM, tôi xúc động nghẹn ngào khi đứng trước bảng thống kê số liệu và chân dung của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Theo thống kê, từ tháng 12.1942 đến hết năm 2001, Nhà nước ta đã phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 44.253 mẹ. Trong đó, miền Bắc : 15.033 mẹ, miền Nam: 29.220 mẹ


Riêng với thành phố Hồ Chí Minh, con số mẹ Việt Nam anh hùng không nhỏ. Năm 1997 cả thành phố có 1.787 MẸ, năm 2003 có 1.899 MẸ. Chỉ riêng Củ Chi, vùng đất thép đã có 701 MẸ. Trong số 1.899 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Thành phố Hồ Chí Minh có đến gần 80 MẸ bản thân là liệt sĩ, có những MẸ khi mất vẫn không có tấm chân dung để thờ. Mỗi MẸ đều có hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng cùng giống nhau ở nước mắt ngày tiễn con lên đường và trĩu nặng khi nhận tin con gửi lại thịt xương nơi chiến trường khói lửa.
Ở Củ Chi, có MẸ Trương Thị Bảy những chiều chim bay về núi, MẸ lại hướng mắt về phía rừng trúc xạc xào ngóng đứa con gái duy nhất Lê Thị Pha chưa tròn 20 tuổi trở về. Chị Pha là chính trị viên trong đơn vị nữa pháo binh. Người yêu chị cũng là bộ đội. Họ hẹn nhau ngày độc lập sẽ về thưa với ba má làm đám cưới. Nhưng, niềm mong đợi “kết tóc trăm năm” mãi mãi bị chôn vùi trong một trận đánh chị đã hi sinh. Vậy mà MẸ Bảy nào hay biết. Chiều nào MẸ cũng ngóng con về. Ngày hòa bình, những đứa con trai con gái trở về đất Củ Chi, bạn cùng lứa với chị Pha trở lại quê xưa. MẸ cứ ra ngõ trúc trông ngóng con trở về. Nhiều người an ủi MẸ : “ Bộ đội tận Lâm Đồng chắc phải lâu lắm mới về tới Sài Gòn”. Thấy bóng ai vào ngõ là MẸ chạy ào ra… Rồi một hôm, có một anh bộ đội tìm gặp MẸ. Anh nghẹn ngào nói : “ Pha đã hy sinh nhưng xin MẸ hãy xem con là con trai MẸ”. MẸ Bảy òa khóc ôm chầm lấy anh. Dẫu đó là sự thật nhưng MẸ không tin, không muốn tin, nên cứ chiều cuối năm, nghe rừng trúc khua xào xạc trong gió đông, MẸ cứ ngỡ chị Pha đang trở về bên MẸ... 




Với cương vị là lãnh đạo, Bà Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam sẵn sàng cho người con trai còn lại duy nhất của mình sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về Việt Nam, hòa trong đoàn quân vượt Trường Sơn tham gia chiến đấu. Đó là một trong những người phụ nữ hiếm hoi nhận Huân chương sao vàng cao quý nhưng trên hết là một bà mẹ được thế giới nghiêng mình trước vinh quang và nỗi đau thương của một Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Cuộc chiến tranh tàn khốc đã đẩy biết bao bà mẹ vào tình huống nghiệt ngã đau lòng. Có những MẸ ngàn lần anh hùng nhưng không dám nhận mình anh hùng khi đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã, hoặc là sinh mệnh đứa con, hoặc là sự an toàn cho cả đoàn quân. Sự hy sinh của những MẸ ấy thật cao cả mà cũng đau đớn vô ngần. Sau ngày chiến thắng, có những MẸ từ chiến khu trở về, đi giữa đường phố Sài Gòn rợp cờ hoa mà lòng quặn đau, nước mắt chảy ngược vào trong. Những thế hệ lớn lên trong hòa bình không đựơc quyền quên nỗi đau không nói thành lời của những MẸ ấy. 
    

 Thời chiến MẸ gom góp từng hạt gạo nuôi quân, gạt nước mắt tiễn con ra trận.Ngày hòa bình, MẸ thay con góp phần đời còn lại xây dựng quê hương. Cao đẹp biết bao Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Gôm ở Củ Chi, một bà mẹ dám lấy thân mình chèn bánh xe, sẵn sàng chết thay cho bộ đội dưới hầm trong những ngày hòa bình tiếp tục đương đầu với bao khó khăn, tuổi già sức yếu tần tảo, chắt chiu nuôi đàn cháu côi cút nên người. 
   
Đất nước như một con tàu. Con tàu chở nặng niềm đau các MẸ. Dù nơi phố thị  phồn hoa hay thôn cùng xóm vắng; dù chỉ một con độc nhất hay nhiều người con hy sinh; nước mắt khóc con của những MẸ cũng đau đớn và trĩu nặng. Thế hệ chúng ta hôm nay và thế hệ mai sau mãi mãi mắc nợ MẸ một món nợ lớn.
Cảm ơn MẸ, cảm ơn NGƯỜI đã tạc nên hình hài đất nước đẹp xinh hôm nay. Con tàu đất nước đang trên hành trình tiến ra biênr lớn. MẸ yên tâm, chúng con thế hệ trẻ hôm nay, hứa với MẸ sẽ điểm tô đất nước này thêm rạng rỡ

Xin tặng MẸ một lời hát tự đáy con tim như một lời tri ân sâu sắc
“Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi
Vẫn còn gian khổ
Ta vẫn vẹn tình đắng ngọt cùng vui
Đất nước tôi, đất nước tôi
Sáng ngời muôn thưở


Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ…”
NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN 

"VÒNG TRÒN BẤT TỬ" TRÊN BÃI GẠC MA

Một nhà thơ khi đến đảo Cô Lin nhìn về phía Gạc Ma đã viết những dòng thơ trĩu nặng đau thương thế này

“Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Anh đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm”
Bốn câu thơ trên đã nhắc đến Liệt sĩ, anh hùng Trần Văn Phương – chỉ huy phó tàu HQ 604. Trước họng súng quân thù, anh đã hô to: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Phải để máu nhuộm màu cờ Tổ quốc”. Và anh được biển mẹ ôm vào lòng nhưng tay vẫn quấn lấy lá quốc kì. Trong cuộc hải chiến giữ Gạc Ma,  64 người con mẹ Âu Cơ đã vĩnh viễn không trở về...Họ đã kết thành một vòng tròn bất tử để giữ vững ngọn cờ Tổ quốc...


Liệt sĩ Trần Văn Phương khi hòa mình vào lòng biển mẹ vẫn cầm chắc lá quốc kì trong tay





CHIẾN TRANH - NỖI ĐAU CHUNG CỦA NHÂN LOẠI

Chiến tranh – hai tiếng mà mỗi khi nhắc tới đều không thể không gợi nhắc cho nhân loại những kí ức đau thương, những nỗi đau ám ảnh đến suốt cả cuộc đời. Đã nhiều năm trôi qua, nhân loại vẫn chưa thể hết bàng hoàng với mảng màu tang thương mà chiến tranh đã bỏ lại khắp mọi nơi trên thế giới mỗi lần bước chân của nó đi qua…Màu đen là màu của màn đêm đen tối bao trùm. Màu đen là màu của khói bom phủ khắp chiến trường, của sự đổ nát, hoang tan sau mỗi trận càn quét. Màu đen là màu của tang thương, chết chóc của những vụ thảm sát, những trại tập trung, những nhà tù cùng những hình thức tra tấn dã man. Màu đen là màu của sợ hãi trong từng ánh mắt trẻ thơ, là màu của đớn đau, thẫn thờ trong đôi mắt người vợ, người mẹ khi nhìn thấy xác chồng mình, con mình …Màu đen là màu của tội ác vô nhân đạo khi con người tàn sát đồng loại của mình…Chiến tranh – một màu đen tang thương…
Có ai nhận ra còn nhận ra một thành phố nơi đây từng là một thành phố sầm uất. Xác người chất đống, chỉ những đứa trẻ vì vóc dáng nhỏ bé mới có thể nhận biết được. Những xác người cháy rụi xếp thành đống, những thi thể lập lờ trên mặt nước đặc quánh… trên nền một thành phố đã bị san thành bình địa và đây đó vẫn còn những đám khói bốc lên. Hình ảnh những xác người bị cháy rụi bởi sức hủy diệt của quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima năm 1945, có thể khiến người xem ngộp thở và sợ hãi. Nhưng đó là một phần của sự thật không thể chối cãi về một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, do chính con người gây ra.
Thành phố Hiroshima sau khi bị ném bom nguyên tử năm 1945
Chiến tranh là những tội ác dã man khi nhân tính con người bị tha hóa, con người hủy diệt đồng loại của mình. 
Ngôi mộ tập thể - nơi Đức quốc xã đã giết 50.000 người ở trại tập trung Bergen - Belsen 
Chiến tranh đã làm cho những con người cùng chung dòng máu, cùng một dân tộc trở thành kẻ thù của nhau. Trên chiến trường họ tàn sát nhau để giành lấy sự sống. Dù chiến thắng thuộc về Hàn Quốc hay Triều Tiên thì với họ vẫn mãi là những nỗi đau xé lòng.
Hàn Quốc và Triều Tiên trong một trận chiến
Vụ thảm sát Mỹ Lai


Tưởng như những nỗi đau chiến tranh đã dần dịu bớt, tưởng như những nụ cười trẻ thơ sẽ được sống trong hòa bình. Nhưng không! Đâu đó trên trái đất này vẫn còn đó nỗi ám ảnh mang tên chiến tranh trên khuôn mặt trẻ thơ.
Gương mặt cô bé Dania trong cuộc nội chiến Syria thể hiện sự bình thản một cách kỳ lạ, bất chấp việc máu đang chảy đầy trên gương mặt và quần áo khiến người xem không khỏi nhói lòng, đau đớn và lo lắng cho một thế hệ tương lai.




CHIẾN TRANH CÓ MÀU GÌ?

Đất nước tôi dáng hình chữ S uốn lượn hiền hòa bên bờ biển Đông rì rào sóng vỗ. Đất nước tôi anh dũng, kiên hùng đi qua hai cuộc chiến tranh thương đau và mất mát. Sống trong những ngày tháng thanh bình, nhìn về quá khứ oanh liệt dân tộc, bạn đã bao giờ tự hỏi chiến tranh có màu gì? Có bạn cho rằng chiến tranh có màu đen của khói lửa đạn bom, có bạn nghĩ đến màu xanh hi vọng về ngày mai như câu thơ 
                                          “Em ơi đợi anh về, đợi anh hoài em nhé”
Những em bé vô tội rơi vào cảnh tật nguyền do di chứng đi – ô – xin lại cho rằng chiến tranh có màu xám xịt của nỗi đau, nỗi ám ảnh không bao giờ quên. Và một người bạn của tôi lại vẽ chiến tranh bằng gam màu tin yêu - màu của nghị lực và tình yêu thương...
Lá thư viết về chiến tranh của những người trẻ thế kỉ XXI gửi tới nhân loại